Điều hòa cho khách sạn 4-5 sao (*****)
Với khách sạn tiêu chuẩn từ 4 sao trở lên thì dòng điều hòa nên sử dụng là loại trung tâm như Chiller hoặc VRV/VRF vì thông thường các khách sạn này có quy mô lớn, nhiều phòng và cũng sang trong hơn.
Hệ thống điều hòa trung tâm Chiller thường được sử dụng cho các khách sạn 5 sao có quy mô lớn (>100 phòng) nhờ công suất lớn và hệ số tiết kiệm điện năng cao COP = 4.5 – 6 và chi phí đầu tư cũng vừa phải ~ 50 USD/m2. Nhược điểm của hệ thống Chiller là khá phức tạp, chiếm nhiều diện tích đặt máy, do vậy nên chi phí bảo trì cao hơn các hệ thống khác và phải có kỹ thuật có tay nghề cao mới vận hành được.
Hệ thống điều hòa VRV / VRF thì phù hợp với khách sạn >4 sao với quy mô vừa phải (50 – 150 phòng), ưu điểm của hệ thống VRV / VRF này là hệ số tiết kiệm điện cao COP = 4.3 – 5.6, sử dụng, vận hành và bảo trì đơn giãn. Nhược điểm là chi phí đầu tư khá cao, 70 – 80 USD/m2.
Hãng điều hòa Chiller thông dụng tại Việt Nam là: Trane, Carrier, McQuay (Daikin), Climaveneta,..
Hãng điều hòa VRF / VRF thông dụng tại Việt Nam là: Daikin, Mitsubishi, LG, Samsung,….
Tìm hiểu về hệ thống Chiller:
Chillers là máy để sản xuất nước lạnh cung cấp tới tải của các công trình. Chillers thường được lắp đặt tại các siêu thị hoặc nhà máy.
Hệ thống chiiler còn được biết đến với tên gọi là hệ thống điều hòa trung tâm. Chúng là máy làm lạnh các loại thực phẩm, đồ vật; sản xuất nước lạnh trong hệ thống điều hòa không khí trung tâm, dùng nước để làm chất tải lạnh. Nước đưa vào sẽ được làm lạnh qua bình bốc hơi.
Hệ thống Chiller gồm 4 máy chính: máy nén, thiết bị ngưng tụ, van tiết lưu, thiết bị bay hơi. Ngoài ra là một số thiết bị phụ khác. Hệ thống chiller sản xuất theo cụm không tách rời và phải đạt chuẩn ARI.
Việc phân loại hệ thống này dựa vào nhiều cách khác nhau: theo máy nén (ly tâm, xoắn ốc, piston, trục vít); theo thiết bị giải nhiệt gió; theo thiết bị giải nhiệt nước; loại thiết bị hồi nhiệt,…
Quy Trì Cơ bản bảo dưỡng hệ Thống Chiller
Hệ thống Chiller cơ bản sẽ thường gồm có các bộ phận như máy nén khí, bộ phận dàn ngưng, bộ phận tháp giải nhiệt, máy bơm và các quạt giải nhiệt. Cho nên một quy trình bảo trì và bảo dưỡng tốt nhất cho hệ thống chiller thì chúng ta sẽ phải bảo dưỡng cho từng mỗi bộ phận riêng lẻ cấu thành trong hoạt động chung của hệ thống máy.
Lưu ý: Để đảm bảo an toàn cho người lao động, hãy bảo đảm là đã tắt hết tất cả các nguồn điện cấp đang được đấu nối vào hệ thống chiller.
Sau đây là thứ tự các bộ phận cần được bảo trì bảo dưỡng trong hệ thống Chiller:
- Bảo dưỡng bảo trì bộ phận máy nén
- Bảo dưỡng bảo trì thiết bị ngưng tụ:
- Bảo dưỡng bảo trì bình ngưng.
- Bảo dưỡng bảo trì dàn ngưng tụ bay hơi
- Bảo dưỡng bảo trì Dàn ngưng
- Bảo dưỡng bảo trì dàn ngưng tụ không khí
- Bảo dưỡng bảo trì thiết bị bay hơi:
- Bảo dưỡng bảo trì dàn bay hơi không khí
- Bảo dưỡng bảo trì dàn lạnh xương cá
- Bảo dưỡng bảo trì bình bay hơi
- Bảo dưỡng bảo trì tháp giải nhiệt.
- Bảo dưỡng bảo trì máy bơm
- Bảo dưỡng bảo trì quạt.
1. Phần bảo dưỡng chung sẽ bao gồm các bước
- Nhân viên kỹ thuật sẽ tiến hành Kiểm tra, khảo sát và hiệu chỉnh thông số áp suất của đầu đẩy và đầu hút của máy nén khí.
- Tiếp theo, tiến hành kiểm tra và căn chỉnh các thông số sao cho hoạt động của máy nén khí được bảo đảm kỹ thuật như độ rung lắc của máy, đo và bảo đảm nhiệt độ nước vào – nước ra của máy, kiểm tra và bảo đảm lượng dầu làm mát có thể nạp vào máy đúng và đủ, kiểm tra lại quá trình khởi động của máy xem có vấn đề gì không…
- Sau đó nhân viên kỹ thuật sẽ tiếp tục kiểm tra và tiến hành bảo dưỡng cho hệ thống đường ống dẫn gas, đường ống và van nạp bổ sung gas, hệ thống cung cấp dầu cho máy lạnh trung tâm.
- Đông thời, kỹ thuật viên cũng phải kiểm tra và tiến hành tinh chỉnh các thông số để tình trạng hoạt động tốt nhất cho các thiết bị có nhiệm vụ bảo vệ máy nén khí: rơ le áp suất cao, rơ le áp suất thấp, rơ le dòng…
- Đo đạc, kiểm tra, hiệu chỉnh hệ thống điện động lực, điện điều khiển của máy lạnh trung tâm.
- Tháo dỡ mặt sàng, xúc rửa giàn ngưng, loại bỏ cắu cặn trong giàn ngưng của máy lạnh trung tâm bằng thiết bị chuyên dùng. Vệ sinh giàn lạnh…
- Vệ sinh, chạy thử, hiệu chỉnh chế độ hoạt động của các máy lạnh trung tâm.
2. Phần bảo dưỡng hệ thống bơm nước giải nhiệt:
- Tháo dơ, kiểm tra, căn chỉnh buồng bơn, cánh bơm, các phớt chặn nước của bơm.
- Kiểm tra, bảo dưỡng, căn chỉnh, bổ sung dầu mỡ các trục quay, ổ bi, vòng bi bị …
- Đo đạc kiểm tra độ cách điện của động cơ bơm nước , nếu không đảm bảo phải sấy tẩm lại.
- Kiểm tra, siết chặt các đầu nối điện, đo đạc, hiệu chỉnh chế độ hoạt động của bơm nước
- Vệ sinh thân vỏ, siết chặt đai ốc, bệ đỡ, căn chỉnh hệ thống giảm chấn của bơm.
3. Phần bảo dưỡng hệ thống tháp giải nhiệt:
- Kiểm tra, bảo dưỡng, hiệu chỉnh động cơ, trục quay tháp giải nhiệt, cân bằng động các cánh quạt, cánh tản nước của tháp
- Kiểm tra, hiệu chỉnh chế độ cấp nước , ngắt nước tự động của tháp giải nhiệt và bơm cấp nước bổ sung
- Xúc xạc, cọ rửa hệ thống ống và các tấm tản nhiệt, tháo nớc đánh sạch rêu và cáu cặn trong lòng tháp
- Vệ sinh, siết chặt các đai ốc thân tháp, căn chỉnh hệ thống giảm chấn của tháp
- Chạy thử, đo đạc kiểm tra, hiệu chỉnh hệ thống điện và chế độ hoạt động của tháp
4. Lịch trình kiểm tra hệ thống chiller
Kiểm Tra hệ thống CHILLER theo định kỳ theo quý, cụ thể là 3 tháng chúng ta cần tiến hành quy trình kiểm tra và bảo dưỡng một lần.
Máy làm lạnh nước water chiller phải cần bảo trì hệ thống ít nhất 3 tháng lần.
Việc kiểm tra định kỳ 3 tháng (một quý) một lần để bảo đảm máy không xảy ra sự cố và khắc phục quá trễ.
Để máy lạnh nước chiller có thể hoạt động tốt nhất và không xảy ra các sự cố đáng tiếc thì đòi hỏi các kỹ thuật viên phải nghiêm túc và chuẩn xác khi thực hiện quy trình bảo dưỡng hệ thống chiller.
3 tháng một lần là định kỳ chuẩn để tiến hành bảo dưỡng bảo trì máy lạnh chiller.
The Review
Apple macOS Sierra
A wonderful serenity has taken possession of my entire soul, like these sweet mornings of spring which I enjoy with my whole heart. I am alone, and feel the charm of existence in this spot, which was created for the bliss of souls like mine. Gregor then turned to look out the window at the dull weather. Drops of rain could be heard hitting the pane, which made him feel quite sad.
PROS
- Good low light camera
- Water resistant
- Double the internal capacity
CONS
- Lacks clear upgrades
- Same design used for last three phones
- Battery life unimpressive